Danh sách hóa chất diệt khuẩn bề mặt – Bộ Y tế

Danh sách hóa chất diệt khuẩn được Bộ Y tế cấp phép

Từ khi COVID-19 xuất hiện, nhiều người đã quan tâm hơn đến vấn đề diệt khuẩn nhà ở để đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân và gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các chế phẩm diệt khuẩn bề mặt để sử dụng đúng cách. Hiểu rõ điều đó, Auto Airfresh sẽ cùng tìm hiểu và liệt kê danh sách hóa chất diệt khuẩn bề mặt ngay sau đây.

Hóa chất diệt khuẩn là gì?

Hóa chất diệt khuẩn hay chất diệt khuẩn là chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, bao gồm chất tẩy uế, thuốc sát trùng hay thuốc kháng sinh. Do vậy, hóa chất diệt khuẩn bao hàm rất rộng cho các chất có thể tiêu diệt vi khuẩn.

Với mỗi quy trình xử lý khác nhau, hóa chất diệt khuẩn cũng không giống nhau nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng biệt. Chính vì thế khi sử dụng hóa chất diệt khuẩn, bạn cần xác định được tình trạng cần xử lý để lựa chọn chế phẩm phù hợp.

Tác dụng của hóa chất diệt khuẩn

Theo Bộ Y tế, hóa chất diệt khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng các quá trình làm sạch đang bị hiểu nhầm. Thay vào đó, cần phân biệt rõ các dạng sau để áp dụng danh sách hóa chất diệt khuẩn hay tẩy rửa thông thường cho đúng cách.

Từ đó, tác dụng của hóa chất diệt khuẩn mới có thể phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể, chúng ta cần phân biệt rõ các quy trình làm sạch sau:

Tiêt khuẩn, khử trùng (Sterilization)

Là quá trình tác động hóa chất tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật sống, trong đó có cả bào tử vi khuẩn.

Khử khuẩn (Disinfection)

Đây là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả các vi khuẩn ở vị trí khử khuẩn. Đối với khử khuẩn, cũng được phân ra làm 3 mức độ thấp, trung bình và cao nhưng đều không thể tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.

Làm sạch (Cleaning)

Quá trình làm sạch là sử dụng các biện pháp cơ học để làm sạch các tác nhân gây nhiễm khuẩn hoặc chất hữu cơ bám dính. Đây là bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn.

Hướng dẫn vệ snh môi trường khử khuẩn tại nơi làm việc
Tần suất vệ sinh môi trường và áp dụng diệt khuẩn tại nơi làm việc được Bộ Y tế khuyến cáo áp dụng (Nguồn ảnh: TTXVN)

Khử nhiễm

Đây là quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ gây bẩn và giảm tối đa số lượng các vi khuẩn gây bên trên các bề mặt nhằm đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng.

Diệt khuẩn (Decontamination)

Quá trình này là bất cứ hành động nào làm giảm số lượng vi sinh vật nhằm phòng ngừa sự nhiễm khuẩn, nhiễm độc ở tùy từng yêu cầu cụ thể.

Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát như hiện nay, cách diệt khuẩn nơi ở “chuẩn” mùa dịch Covid – 19 được nhiều người quan tâm nhưng không phải bất cứ hóa chất nào cũng có thể tiêu diệt được bào tử vi khuẩn. Do vậy, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo kỹ hoặc được tư vấn chuyên môn.

Đọc thêm:

Lưu ý khi sử dụng hóa chất diệt khuẩn

Để diệt được vi khuẩn gây hại, hóa chất diệt khuẩn cần phải phá vỡ được vỏ Protein của chúng. Tùy vào hoạt chất sử dụng mà hóa chất diệt khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn hay bào tử của chúng. Do có hoạt tính cao nên kể cả các chất có trong danh mục các hóa chất diệt khuẩn được cấp phép đều có tác dụng phụ đối với người sử dụng.

Các hóa chất này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương với các biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, kích ứng khiến da mẩn đỏ hoặc tổn thương mắt, gây mùi lòa, sổ mũi, rát họng hoặc gây dị tật bẩm sinh,… Các hóa chất diệt khuẩn này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe theo chiều hướng khác nhau, phụ thuộc vào lượng hóa chất, thời gian phơi nhiễm, cũng như các yếu tố khác. Do vậy, có người bị ảnh hưởng ngay lặp tức nhưng có người thì không.

Đầu tháng 8/2021, Bộ Y tế yêu cầu không phun hóa chất diệt khuẩn lên người và trên đường phố
Đầu tháng 8/2021, Bộ Y tế yêu cầu không phun hóa chất diệt khuẩn lên người và trên đường phố

Dưới đây là một số thành phần hóa chất diệt khuẩn có thể gây kích ứng, bạn nên chú ý khi tiếp xúc:

  1. 2-butoxyethanol hoặc ethylene glycol monobutyl ether: Khiến đau đầu, kích ứng mắt mũi, ảnh hưởng sinh sản khi gây nên dị tật bẩm sinh.
  2. Chất tẩy trắng: Làm mắt, da bị kích ứng mạnh và ảnh hưởng đến hô hấp.
  3. Các hợp chất amoni bậc bốn hoặc dimethyl benzyl amoni chloride: Các hợp chất trong nhóm này có thể kích ứng da, mũi và gây hen suyễn. Trong khi đó có một số chất trong họ này an toàn như amoni bậc 4 chiết xuất từ đậu nành.
  4. Glutaraldehyde: Ảnh hưởng đến họng gây đau họng, hen suyễn và viêm da

Khi sử dụng bất kỳ hóa chất diệt khuẩn nào, bạn cũng cần kiểm tra thông tin thành phần để đảm bảo chúng không chứa các hóa chất độc hại trên.

Xem thêm: Dung dịch diệt khuẩn nào tốt nhất hiện nay?

Danh sách hóa chất diệt khuẩn bề mặt được cấp phép

Dưới đây là danh sách hóa chất diệt khuẩn bề mặt được Cục Quản lý Môi trường Y Tế – Bộ Y tế cấp phép. Danh sách này được cập nhật đến ngày 24/10/2021.

Click để tải ngay DANH MỤC CHẾ PHẨM DIỆT KHUẨN BỀ MẶT ĐÃ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CÒN HIỆU LỰC

Với những chia sẻ trên đây về danh sách hóa chất diệt khuẩn, hi vọng bạn có thể sử dụng chúng một cách an toàn, đảm bảo sức khỏe bản thân và gia đình. Cần tư vấn thêm về vấn đề diệt khuẩn, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.